Saturday, September 20, 2014

Bài 1: Thiết lập môi trường lập trình và tạo ứng dụng đầu tiên

Bài 1: Thiết lập môi trường lập trình và tạo ứng dụng đầu tiên

Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn các bạn tải và cài đặt các công cụ cần thiết cho việc lập trình di động trên môi trường Android. Hai thành phần cơ bản nhất mà chúng ta cần phải có chính là bộ Android SDK (Software Development Kit) chứa các phiên bản Android, các hàm API cần thiết cũng như các công cụ hỗ trợ lập trình khác và JDK (Java Development Kit) dùng để tạo ra môi trường thực thi máy ảo cho hệ điều hành mà chúng ta đang sử dụng.
Các bạn có thể tải bộ Android SDK tại địa chỉ http://developer.android.com/sdk/index.html. Khi tải về bộ Android SDK sẽ có định dạng *.exe trên môi trường Windows và ZIP đối với Linux và Mac OS. Việc cài đặt chúng ta có thể chỉ định nơi lưu trữ trên ổ cứng thiết bị, lưu ý không nên chọn phân vùng đã cài hệ điều hành bởi vì bộ SDK sẽ tăng dung lượng rất nhiều khi chúng ta tải về các phiên bản khác.
Đối với JDK các bạn truy cập vào trang http://www.oracle.com/index.html để tải và cài đặt phiên bản mới nhất để tăng tính ổn định và hỗ trợ tốt nhất.

Và tất nhiên nếu bạn không muốn phải lập trình trên phần mềm soạn thảo văn bản thì một công cụ lập trình IDE (Integrated development environment) sẽ rất hữu ích và tiện lợi. Eclipse được xem là một công cụ hỗ trợ rất tốt trong việc lập trình ứng dụng Android. Truy cập vào trang http://eclipse.org/downloads/ để tiến hành tải và chạy trực tiếp Eclipse. Trong tài liệu này Eclipse được sử dụng là phiên bản 4.2.1 (Juno – Eclipse Classic).

Để có thể tạo cầu nối cho Eclipse với bộ Android SDK  làm việc với nhau, ta cần phải sử dụng thêm plugin ADT (Android Development Tool) cho Eclipse. Nó cho phép chúng ta tạo Project Android, quản lí các máy ảo, đóng gói ứng dụng và nhiều thứ khác nữa.Việc cài đặt ADT đơn giản chỉ cần theo các bước sau:
1. Chọn Help trên thanh tác vụ của Eclipse và chọn Install New Software v�  bấm vào nút Add.
2. Trong hộp thoại mới xuất hiện, điền địa chỉ truy cập để tải về ADT trong ô Locationhttps://dl-ssl.google.com/android/eclipse/.
3. Nhấn OK để Eclipse bắt đầu tìm kiếm, sau khi hoàn thành sẽ hiện ra các plug-in. Đánh dấu vào nút gốc Developer Tools và nhấn Next. Eclipse sẽ tự động tải về, ta tiếp tục nhấn Next để qua bước cài đặt.
4. Đọc và chấp nhận các điều khoản bản quyền, nhấn Next và Finsh.
5. Sau khi cài xong cần thực hiện khởi động lại Eclipse và tham chiếu đến đến bộ Android SDK đã cài đặt. Chọn mục Preferences trong phần Windows trên thanh tác vụ của Eclipse.
6. Chọn mục Android trong cây thư mục ở bảng phía bên trái.
7. Nhấn Browse, trỏ đến thư mục đã cài đặt bộ Android SDK và nhấn Apply. Danh sách các phiên bản SDK sẽ được liệt kê như hình. Nhấn OK để hoàn thành cài đặt. 
Vậy là các bạn đã thiết lập xong môi trường lập trình. Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp cách tạo ứng dụng và chạy thực thi trên máy ảo.

Sau khi cài Plugin ADT, ta sẽ thấy xuất hiện 2 biểu tượng trên thanh công cụ của Eclipse.   
 
Biểu tượng đầu tiên là Android SDK Manager, quản lí các phiên bản Android. Ứng với từng phiên bản là các tài liệu hướng dẫn, các ví dụ minh họa và các hàm API...Nhấn vào biểu tượng để khởi động Android SDK Manager và ADT sẽ tượng động cập nhật các gói mới, bạn có thể lựa chọn phiên bản Android hoặc các công cụ cần thiết và ấn Install Pakages .

Biểu tượng thứ 2 là Android Virtual Device Manager (AVD), cho phép lập trình viên tạo và quản lí các thiết bị ảo. Để tạo thiết bị ảo ta khởi động AVD, ấn New, một hộp thoại mới hiện ra và điền vào các thông tin sau:
1. Name: tên thiết ảo cần tạo (thường đặt tên theo phiên bản).
2. Target: phiên bản Android muốn thực thi trên thiết bị ảo này.
3. CPU/ABI: giả lập chip xử lý cho thiết bị ảo, mặc định là ARM (armeabi-v7a) hoặc Intel Atom đối với từng phiên bản khác nhau.
4. SD Card: cấp phát bộ lưu trữ ngoài cho thiết bị hoặc trỏ đến tập tin ảnh có sẵn.
5. Snapshot: bật tắt chế độ chụp màn hình.
6. Skin: định nghĩa độ phân giải cũng như kích thước  màn hình cho thiết bị ảo.
7. Hardware: bổ sung các thuộc tính phụ về phần cứng cho thiết bị. Ở đây ta cần bổ sung thêm thuộc tính Keyboard Support để có thể nhập liệu vào thiết bị ảo từ bàn phím máy tính cá nhân.
lap-trinh-android

Nhấn Create AVD để kết thúc quá trình tạo thiết bị ảo. Danh sách các thiết bị ảo được liệt kê trên bảng bên tay phải, ta có nhấn chọn để khởi động (Start) hoặc các tuỳ chỉnh (Edit), xoá (Delete) và xem lại thông số thiết bị (Details).

Việc tiếp theo ta sẽ thực hiện tạo một Project và chạy thử trên thiết bị ảo mà ta đã tạo. Để tạo mới Projectta sẽ dùng công cụ Android New Project Wizard theo các bước sau:
1. Từ thanh tác vụ của Eclipse chọn File à New à Android Application Project.
2. Trong hộp thoại mới xuất hiện điền các thông tin sau:
a. Project Name: là tên của đề án.
b. Application Name: là tên ứng dụng mà chúng ta sẽ tạo.
c. Package Name: là tên định danh của gói phần mềm được hệ thống lưu trữ trên thiết bị khi cài đặt ứng dụng. Thường sẽ được được theo tên của một tổ chức hoặc cá nhân tạo ra ứng dụng. Bắt buộc phải có 2 trường dữ liệu trở lên và ngăn nhau bởi dấu chấm. Ví dụ “htsi.test.demoapplication”.
d. Build SDK: chính là phiên bản mà lập trình viên sẽ phát triển ứng dụng, mặc nhiên các hàm hỗ trợ sẽ được tích hợp nhằm tối ưu hoá ứng dụng trên phiên bản này.
e. Minimum Required SDK: phiên bản thấp nhất được chỉ định để chạy ứng dụng. Một số các hàm API sẽ được gọi bổ sung trong phần thư viện hỗ trợ.
f. Create custom launcher icon: đánh dấu vào phần này để thiết lập biểu tượng cho ứng dụng.
g. Mark this project as a library: đánh dấu cho biết chúng ta đang cần tạo ra một Project mới dạng thư viện để sử dụng.
h. Location: nơi dùng để lưu Project. Có thể để mặc định hoặc tạo ra nơi lưu trữ mới bằng cách đánh dấu hoặc huỷ đánh dấu phần Create Project in Workspace.
3. Nhấn Next qua hộp thoại tiếp theo sẽ là nơi để chúng ta tạo ra biểu tượng cho ứng dụng nếu như hộp thoại trước chúng ta có đánh dấu vào phần Create custom launcher icon.
4. Tiếp tục nhấn Next ta sẽ qua hộp thoại tạo Activity (có thể tạm hiểu là màn hình ứng dụng đầu tiên). Có hai lựa chọn là BlankActivity cho màn hình tất cả các phiên bản Android và MasterDetailFlow cho các phiên bản từ 3.0 (API 11) trở lên.
5. Trong hộp thoại cuối cùng, ta sẽ thiết lập thêm một số các thông số cho Activity như tên (Activity Name), giao diện sẽ dùng (Layout Name), các điều hướng trên màn hình (Navigation - chỉ hỗ trợ từ phiên bản Android 4.0). Nhấn Finish để hoàn thành việc tạo đề án.
Để chạy thử Prject này ta thực hiện chuột phải lên tên Project, chọn Run As à Android Application. Và đây sẽ màn hình ứng dụng đầu tiên của bạn. 
lap-trinh-android

No comments:

Post a Comment